THÔNG TIN Y HỌC CỘNG ĐỒNG Trồng răng Implant có tốt không?

Trồng răng Implant được nhiều người lựa chọn để phục hình răng đã mất hiện nay. Đây là phương pháp được đánh giá an toàn, hiệu quả và có độ bền cao nhất. Cùng tìm hiểu thêm về phương pháp trồng răng này qua bài viết dưới đây.

​Trồng răng Implant là gì? Ưu nhược điểm

Cấy ghép Implant là gì? Cấy ghép Implant hay còn gọi là trồng răng Implant là phương pháp sử dụng trụ Implant cấy vào xương hàm để thay thế cho răng thật đã mất. Trụ Implant sau khi đặt vào sẽ được xương sẽ tự bám quanh thân trụ, giúp nó dính chặt vào xương hàm. Sau đó mão răng sứ được kết nối với trụ Implant thông qua khớp nối Abutment giúp răng giả trông giống thật và chắc chắn hơn.

Những chiếc răng Implant đầu tiên được chế tác từ những thỏi Titanium nguyên chất nên có quá trình tích hợp xương diễn ra chậm hơn và ít bền vững hơn. Chính vì vậy, công nghệ trồng răng Implant ngày càng được cải thiện và có bề mặt mang cấu trúc giống với xương người. Chính vì vậy, khi cấy ghép lên cung hàm giúp quá trình tích hợp xương diễn ra nhanh hơn và  bền vững hơn.

Đặc biệt, công nghệ cấy răng Implant mới nhất hiện nay có xu hướng ít xâm lấn hơn nên giảm tối đa tình trạng sưng, đau nhức răng, chảy máu và có tỉ lệ thành công cao hơn.

​Trồng răng Implant
​Trồng răng Implant

Các bộ phận chính cấu tạo nên răng Impalnt

Cấu tạo của răng khi trồng răng Implant gồm 3 phần chính như sau:

  • Trụ răng Implant: Trụ răng Implant được làm bằng chất liệu Titanium chống mòn, chống gỉ và được thiết kế giống như một chân răng thật. Trụ này có hình trụ hoặc thon dần như ốc vít với chiều dài từ khoảng 10 – 16mm. Đối với trường hợp cấy ghép mini Implant, trụ răng chỉ bằng một nửa trụ implant thường, với kích cỡ từ 2 – 3 mm, chiều dài 13 – 16 mm.
  • Abutment: Đây là bộ phận chốt được làm bằng kim loại hình trụ và có hai đầu được thiết kế để gắn kết trụ Implant và miệng của Implant. Abutment đóng vai trò như một cùi răng, vì vậy có tác dụng nâng đỡ mão răng hay cầu răng.
  • Thân răng sứ: Đây là một chụp răng hoặc mão răng được thiết kế có lõi rỗng để úp vừa khít vào trụ Implant. Bộ phận này được thiết kế đặc biệt với hình dạng, màu sắc, kích thước và chức năng giống chiếc răng đã mất. Thân răng thường được làm bằng các chất liệu như: Sứ Zirconia, sứ Cercon, sứ Titan,…

Cấy ghép Implant có tốt không? Các chuyên gia Nha khoa thẩm mỹ tại Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Sài Gòn New cho biết: Phương pháp trồng răng này có ưu – nhược điểm như sau:

​Trồng răng Implant
​Trồng răng Implant

Nhược điểm cấy ghép Implant: Cấy ghép Implant có chi phí khá cao do đó nhiều bệnh nhân vẫn băn khoăn chưa lựa chọn để phục hình răng đã mất.

Đối tượng nên sử dụng răng Implant

Cấy răng Implant là phương pháp phù hợp với rất nhiều trường hợp khác nhau từ mất 1 răng, nhiều răng đến mất cả hàm.

Trường hợp mất răng lâu năm, vùng xương hàm có hiện tượng tiêu xương, tụt lợi vẫn có thể lựa chọn phương pháp này sau khi đã ghép xương nhân tạo.

Tuy nhiên, một số đối tượng dưới đây cần tránh hoặc cân nhắc trước khi áp dụng phương pháp cấy răng Implant:

  • Chống chỉ định tuyệt đối với đối tượng là phụ nữ đang mang thai, người bị đái tháo đường mất kiểm soát hoặc có viêm nhiễm đang tiến triển tại vùng dự định đặt Implant.
  • Cần cân nhắc trước khi trồng răng cho các đối tượng mắc các bệnh mãn tính nguy hiểm như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, huyết áp,…; nghiện rượu hoặc thuốc lá nặng; đã xạ trị vùng xương hàm,…

Để biết bản thân có phù hợp trồng răng Implant hay không, người bệnh tốt nhất nên thăm khám nha khoa và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Quy trình trồng răng Implant

 

​Trồng răng Implant
​Trồng răng Implant

Mỗi địa chỉ nha khoa khác nhau có quy trình trồng răng sứ riêng. Dưới đây là quy trình chúng tôi tham khảo của mô hình nha khoa kiểu mẫu – Viện Nha khoa Sài Gòn New. Các bước thực hiện thường bao gồm:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn: Nha sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát tình trạng nướu, răng và sức khỏe của bệnh nhân trong vòng 20 – 30 phút.

Nếu sức khỏe đạt yêu cầu thì sẽ tiến hành chụp CT Conebeam để kiểm tra độ dày và mật độ xương hàm rồi tiến hành cấy răng như bình thường.

Nếu người bệnh mắc bệnh lý nha khoa cần thực hiện điều trị dứt điểm triệu chứng bệnh sau đó mới thực hiện trồng răng được.

Bước 2: Vệ sinh khoang miệng và gây tê: Trước khi cấy răng Implant nha sĩ vệ sinh khoang miệng của người bệnh để đảm bảo khoang miệng hoàn toàn sạch khuẩn, tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn trước và sau khi cấy ghép. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện gây tê trong khoảng thời gian từ 30s – 1 phút giúp giảm cảm giác đau đớn khi thực hiện đặt trụ răng vào nướu.

Bước 3: Ghép xương hoặc nhổ răng (nếu cần): Nếu bệnh nhân có chất lượng xương không đủ điều kiện cắm trụ hoặc cần phải thực hiện nhổ chân răng thì bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện bước này.

Tuy nhiên, sau khi nhổ hoặc cấy xương sẽ không cấy răng luôn được. Đối với trường hợp cần ghép xương răng phải chờ sau 4 – 6 tháng. Còn trường hợp nhổ răng nên đợi sau khoảng 2 tháng cho lành ổ cắm.

​Trồng răng Implant
​Trồng răng Implant

Một số trường hợp cần tiến hành nhổ răng cũ trước khi thực hiện cấy răng giả

Bước 4: Tiến hành cắm trụ Implant

Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ khoang miệng và gây tê tại chỗ,bác sĩ thực hiện phẫu thuật cắm trụ Implant theo các bước cụ thể:

  • Bác sĩ sử dụng các dụng cụ nha khoa bóc tách các lớp vạt nướu để tiếp cận với xương hàm.
  • Sau đó sử dụng dụng cụ nha khoa để tạo lỗ đặt trụ Implant rồi cắm trụ đã lựa chọn vào.
  • Tiếp theo thực hiện đóng nắp bảo vệ implant ngăn vi khuẩn và khâu vạt nướu.
  • Sau khi gắn trụ thì tiến hành gắn răng giả tạm thời lên.

Bước 5: Kiểm tra lại lần 1: Sau khoảng hơn 1 tuần tính từ ngày cắm trụ Implant, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân tái khám để tiến hành chụp X quang răng. Đây là bước kiểm tra tiến độ tích hợp xương của trụ và quyết định thực hiện bước tiếp theo. Nếu tình trạng ổn thì bác sĩ sẽ cắt chỉ và viết giấy hẹn kiểm tra lần 2.

Bước 6: Kiểm tra lại lần 2 & lấy dấu răng: Sau khoảng 3 – 6 tháng cắm trụ răng, bệnh nhân sẽ quay lại phòng khám để chụp X quang lần 2 để kiểm tra trụ Implant đã ổn định chưa. Nếu trụ răng đã tích hợp ổn định, thì bác sĩ sẽ lấy dấu răng để chế tạo răng sứ.

Bước 7: Phục hình răng sứ: Sau khi đã có răng sứ, bác sĩ tiến hành lắp Abutment và vít cố định răng sứ lên trụ Implant đã cấy trước đó. Sau đó, bác sĩ kiểm tra lại toàn bộ khoang miệng nhất là vị trí trồng răng để đảm bảo hoàn tất quy trình. Sau đó sẽ ghi giấy hẹn lịch tái khám định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm để kiểm tra và khắc phục sự cố có thể xảy ra khi dùng răng Implant.

Giải đáp thắc mắc liên quan đến trồng răng Implant

Một số thắc mắc thường được bệnh nhân có nhu cầu phục hình răng quan tâm nhất:

Cấy răng Implant có đau không?

Trồng răng Implant có thể gây đau nhiều hoặc đau nhẹ tùy thuộc vào cơ địa và quy trình thực hiện của bác sĩ. Tình trạng đau nhức, khó chịu này có thể diễn ra trong khoảng 1 tuần sau khi trồng răng. Và tùy vào vị trí cấy răng mà cơn đau này có thể kéo dài đến hai má, cằm hoặc bên dưới mắt.

​Trồng răng Implant
​Trồng răng Implant

Khi cấy răng bệnh nhân được tiêm thuốc tê để giảm tối đa tình trạng đau nhức

Tuy nhiên, khi cấy ghép răng bệnh nhân đã được gây tê cục bộ, đôi khi là gây tê toàn bộ. Nếu bệnh nhân cảm thấy khó chịu hoặc quá sợ hãi thì bác sĩ sẽ kê thêm thuốc an thần nhẹ để giảm cảm giác khó chịu. Sau khi thuốc tê hết tác dụng, cảm giác khó chịu xuất hiện bác sĩ sẽ kê một vài loại thuốc giảm đau cho bệnh nhân. Chính vì vậy, nếu thực hiện đúng quy trình cấy ghép răng thì bệnh nhân không phải chịu quá nhiều đau đớn.

Trồng răng bằng cấy ghép Implant có ảnh hưởng sức khỏe không?

Một số bệnh nhân lo lắng trụ răng cắm vào nướu có ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, Titanium là chất liệu lành tính khi được đưa vào ổ răng sẽ nhanh chóng tích hợp với xương hàm. Và sau một thời gian ngắn, vết thương lành, trụ Implant có thể thực hiện chức năng ăn nhai như răng thật.

Trồng răng bằng phương pháp này chỉ gây ra biến chứng nguy hiểm nếu bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật, hoặc bệnh nhân chăm sóc răng không đúng cách, khi đó, bệnh nhân có thể gặp biến chứng như: Vùng xương ổ răng chảy máu nhiều, cơn đau nhức dữ dội kéo dài, vị trí cắm Implant sưng tấy,… Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai mà còn làm suy giảm sức khỏe một cách nghiêm trọng.

Sau khi cấy răng Implant có ăn uống và làm việc bình thường được không?

Sau khi thực hiện trồng răng sứ Implant, răng chưa ổn định nên việc ăn nhai sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Khi đó, thuốc tê mới hết tác dụng có thể gây ra cơn đau khó chịu ở khoang miệng. Tuy nhiên, bác sĩ kê thuốc giảm đau, chống viêm nên người bệnh vẫn có thể sinh hoạt, ăn thức ăn mềm và làm việc bình thường.

​Trồng răng Implant
​Trồng răng Implant

Sau khi cấy ghép răng Implant 1 thời gian bạn có thể khôi phục chức năng ăn nhai như bình thường

Tình trạng đau nhức chỉ diễn ra trong khoảng 1 tuần, sau đó bệnh nhân có thể dễ dàng ăn uống và thực hiện các hoạt động sinh hoạt hơn. Đặc biệt, răng Implant có thể khôi phục gần 100% chức năng ăn nhai nên bạn có thể ăn uống như bình thường.

Bệnh nhân trung niên có nên trồng răng Implant không?

Chuyên gia cấp cao tại Viện Nha khoa Sài Gòn New cho biết phương pháp trồng răng này cần làm phẫu thuật để đưa trụ Implant vào bên trong xương hàm nên trước khi trồng răng bệnh nhân cần kiểm tra sức khỏe răng miệng, sức khỏe tổng quát, tâm lý,… Sau đó dựa vào kết quả thu được bác sĩ sẽ xác định có nên áp dụng phương pháp cấy răng Implant hay không.

Đối với bệnh nhân trung niên có sức khỏe yếu vẫn có thể thực hiện trồng răng được. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn nên tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát và nghe theo lời khuyên của chuyên gia, bác sĩ có nhiều kinh nghiệm.

Trồng răng Implant ngay sau khi nhổ răng được luôn không?

Đối với công nghệ trồng răng Implant, người bệnh có thể áp dụng ngay sau khi nhổ răng nếu còn chân răng và có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, thông thường phải đợi khoảng 1 – 3 tháng để vùng nướu lợi ổn định rồi mới tiến hành cấy răng Implant được.

Phương pháp này cần đưa trụ Implant vào trong nướu lợi nên để nướu hồi phục rồi mới thực hiện sẽ giúp giảm triệu chứng đau nhức. Tuy nhiên, như vậy sẽ khiến bệnh nhân mất thêm thời gian di chuyển.

Nên chăm sóc răng miệng sau khi cấy răng như thế nào?

Sau khi cấy ghép răng, bệnh nhân cần chú ý chăm sóc răng miệng như sau để giúp cho trụ Implant tích hợp nhanh chóng vào xương hàm:

  • Cần vệ sinh răng miệng đúng cách, tránh để thức ăn bám dính vào răng gây bệnh nha chu.
  • Nếu bị đau nhức nên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp dùng đá chườm lạnh để giảm đau, giảm sưng.
  • Tránh cho tay lên miệng khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào khoang miệng gây bệnh.
  • Tránh vận động mạnh để giảm thiểu tối đa nguy cơ tác động đến răng mới trồng.
  • Nên uống nhiều nước để giúp làm dịu vết thương và làm sạch khoang miệng.
  • Cần hạn chế ăn đồ dai cứng, cần ăn thực phẩm mềm, dễ nhai nuốt.

Thông tin liên hệ

Top phòng khám nha khoa uy tín hàng đầu Quảng Bình. Nếu bạn cần làm răng thì bạn có thể liên hệ đến chúng tôi qua:

SAIGONNEWDENTAL

Xem thêm

BỌC RĂNG SỨ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NHAI

HÀM GIẢ THÁO LẮP

TRÁM RĂNG THẨM MỸ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

081599196909427215670942721567Chat ngay