NỘI NHA CHỮA TUỶ

Chữa tủy – Nội nha là công đoạn điều trị được áp dụng cho những trường hợp răng sâu quá lớn, lộ tủy và buộc phải lấy tủy để tránh gặp tình trạng đau nhức dữ dội. Bằng cách lấy sạch vi khuẩn và phần tủy bị viêm trong ống tủy, sau đó trám bít chặt hệ thống ống tủy nhằm ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, nhờ đó loại bỏ viêm nhiễm và bảo tồn mô răng còn lại.

NỘI NHA CHỮA TỦY KHÔNG ĐAU VÀ AN TOÀN

Cần biết rằng viêm tủy răng là một bệnh lý phổ biến, gây ra nhiều đau nhức khó chịu cho người bệnh. Các nguyên nhân dẫn đến viêm tủy là: sâu răng, viêm nha chu, chấn thương răng, thường xuyên ăn uống thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.

Khác với những phương pháp Nội nha chữa tủy thủ công thông thường, tại chúng tôi được trang bị máy nội nha giúp hỗ trợ quá trình điều trị chữa tủy diễn ra nhanh chóng, đem đến hiệu quả, an toàn hơn hẳn, bảo tồn tối đa mô răng thật cho Khách hàng.

2. Những lý do nên chữa tủy răng sớm càng tốt

✤ Phòng tránh đau nhức răng dữ dội.

✤ Phòng tránh sưng chân răng, biến dạng khuôn mặt.

✤ Đảm bảo tính thẩm mỹ cho răng.

✤ Bảo tồn mô răng, hạn chế tình trạng mất răng vĩnh viễn.

✤ Ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng: viêm nha chu, viêm nướu, hôi miệng,…

II. QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ NỘI NHA CHỮA TỦY AN TOÀN, KHÔNG ĐAU

Nội nha chữa tủy yêu cầu sự chính xác, tỉ mỉ để loại bỏ hoàn toàn những mô viêm nhiễm ra khỏi răng một cách hiệu quả. Với đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và tận tâm, cùng sự hỗ trợ của máy nội nha và hệ thống trang thiết bị vô trùng, Saigon New Dental thực hiện quy trình Chữa tủy – Nội nha theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Y Tế, đảm bảo an toàn, hiệu quả và tạo cảm giác thoải mái cho Khách hàng

Các bước điều trị nội nha chữa tủy:

1. Khám, tư vấn và chụp phim

Khám tổng quát tình trạng răng để xác định nguyên nhân gây bệnh.

Chụp phim răng cần điều trị để xác định cụ thể hình dạng răng, tình trạng tủy răng,… và đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác nhất.

2. Kiểm tra bệnh án và gây tê 

Bác sĩ kiểm tra bệnh án của Khách hàng, xác định xem Khách hàng có bị dị ứng với thuốc tê không (như tiểu đường, cao huyết áp, đang mang thai,…) để lựa chọn thuốc tê hoặc có định hướng điều trị phù hợp.

Nếu răng đã bị chết tủy (răng không còn cảm giác), Bác sĩ sẽ không cần phải gây tê.

3. Lấy tủy răng

Bác sĩ tiến hành khoan mở rộng toàn bộ buồng tủy.

Dùng máy đo tủy để xác định chiều dài của ống tủy, dùng máy nội nha để lấy sạch tủy bên trong và kết hợp dung dịch bơm rửa để làm sạch hệ thống ống tủy.

Bác sĩ quay Canxi trực tiếp vào ống tủy và trám lại bằng vật liệu chuyên dụng nội nha để diệt khuẩn. Trường hợp viêm nặng, Bác sĩ sẽ để trống tủy lần đầu để thoát dịch khuẩn ra ngoài.

4. Bít ống tủy và trám hồi phục thân răng

Trám bít ống tủy bằng vật liệu trám ống tủy chuyên dụng.

Chụp phim lần cuối để kiểm tra việc trám bít đã đảm bảo hay chưa.

5. Theo dõi kết quả và tư vấn hướng giải quyết tiếp theo

Bác sĩ theo dõi tình hình Khách hàng sau điều trị (có còn đau nhức hay không?).

Bác sĩ tư vấn hướng giải quyết tiếp theo, chẳng hạn như bọc răng sứ để bảo vệ răng khỏi bị vỡ hoặc bị hư hại thêm.

III. BẢNG GIÁ NỘI NHA CHỮA TỦY TẠI NHA KHOA

Chi phí lấy tủy răng bao nhiêu tiền sẽ phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như : phòng khám nha khoa, trang thiết bị, phương pháp điều trị…. Bạn có thể tham khảo bảng giá dịch vụ lấy tủy răng dưới đây tại Nha khoa

DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH  CHI PHÍ
Khám và tư vấn Miễn phí
Chụp X-quang & Chụp CT Miễn phí
NỘI NHA CHỮA TỦY GIÁ NIÊM YẾT (VNĐ)
Đóng chốt kim loại 100.000/ răng
Đóng chốt sợi Carbon 300.000/ răng
Lấy tủy răng sữa 200.000 – 400.000/ răng
Chữa tủy bằng trâm tay 400.000 – 600.000/ răng
Chữa tủy bằng máy (không đau) 500.000 – 1.000.000/ răng

Những câu hỏi thường gặp

1. Chữa tủy răng có đau không?

Bạn sẽ được gây tê nên không hề có cảm giác đau nhức trong quá trình chữa tủy. Sau khi kết thúc điều trị, khi thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ cảm thấy đau nhức một chút, nhưng cơn đau này sẽ sớm kết thúc và chấm dứt hoàn toàn sau một thời gian.

2. Răng được chữa tủy ăn nhai còn tốt không?

Răng đã chữa tủy sẽ không còn khỏe mạnh như răng bình thường, giòn hơn và dễ vỡ. Do đó, bạn nên hạn chế ăn thực phẩm cứng ở răng đã chữa tủy. Tốt nhất bạn nên bọc sứ chiếc răng đã chữa tủy thì thì chức năng ăn nhai sẽ tốt hơn.

3. Nên làm gì để bảo vệ răng đã chữa tủy?

Răng đã chữa tủy sẽ bị giòn và dễ vỡ, vì thế bạn nên thực hiện bọc răng sứ để bảo vệ chiếc răng và duy trì chức năng ăn nhai.